Chuyển đến nội dung chính

[Khái niệm] Thềm lục địa là gì?

Thềm lục địa là một ưu thế từ thiên nhiên mà chỉ có các quốc gia ven biển mới có. Vậy, thềm lục địa là gì? Quy định pháp luật quốc tế về thềm lục địa như thế nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ giúp quý Khách hàng hiểu rõ hơn về các vấn đề nói trên.

Thềm lục địa là gì?

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ở khoảng cách gần hơn.

Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở, chiều rộng thềm lục địa tối đa của quốc gia ven biển đó được xác định theo 02 cách:

+ Hải lý thứ 350 tính từ đường cơ sở;

+ Hải lý thứ 100 kể từ đường đẳng sâu 2500 m với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong Công ước luật biển 1982.

Khi tìm hiểu các quy định liên quan đến Thềm lục địa là gì thì chúng ta nhận thấy việc xác định giới hạn thềm lục địa rất quan trọng, bởi lẽ, khi nguồn tài nguyên trên đất liền dần khánh kiệt, đồng thời việc xác định mốc giới giữa các quốc gia rất rõ ràng, thì ranh giới trên biển lại rất mong manh, khó xác định.

Mặc khác, tài nguyên trên biển cũng rất dồi dào và chưa được khai thác nhiều. Do đó, việc xác định ranh giới không chỉ có ảnh hưởng tới an ninh, sự toàn vẹn lãnh thổ, nền kinh tế của một quốc gia mà còn là cả khu vực.

Quy định pháp luật về thềm lục địa

Sau khi có góc nhìn khái quát về Thềm lục địa là gì? , chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thểm về một số quy định pháp luật về thềm lục địa. Bởi lẽ tài nguyên từ biển cả luôn rất lớn và thu hút nhiều sự quan tâm từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia không có biển.

Vì vậy, để dung hòa cũng như vẫn đảm bảo quyền lợi cho các bên, mà các quốc gia đã ký kết rất nhiều công ước quốc tế, quy định về các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia. Được chia thành 02 nhóm sau:

Quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển

+ Quyền thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa.

+ Quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa của mình;

+ Quyền đối với các đảo nhân tạo các thiết bị, công trình trên thềm lục địa;

+ Quyền bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác

Các quốc gia khác có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Tuy nhiên, chúng phải đảm bảo 02 điều kiện sau:

+ Không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia ven biển.

+ Chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của quốc gia ven biển đó.

Lưu ý:

+ Quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa (không phải chủ quyền) trên chính thềm lục địa của mình, thể hiện qua việc quyền thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa.

Đây là quyền quan trọng nhất, và mang tính chất đặc quyền. Tức là nếu quốc gia ven biển không thực hiện quyền này thì các quốc gia khác cũng không đương nhiên có quyền thay thế quốc gia ven biển thực hiện, trừ khi có sự đồng ý của quốc gia đó. Quyền thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa.

Quyền này tồn tại đương nhiên và ngay từ đầu, quốc gia ven biển không cần phải chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa và không cần phải tuyên bố.

+ Chế độ pháp lý của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không liên quan đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời phía trên. Đồng thời, quốc gia ven biển không được gây ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động hàng hải hay các quyền và tự do khác của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận mà quốc gia đó là thành viên.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

#5 Due diligence khi là gì? Due diligence gồm có các gì?

Due diligence khi là gì ? Due diligence gồm những gì? Đây là tin tức mà rất nhiều các bạn nên biết trong quá trình làm việc khái niệm doanh nghiệp lớn hay mọi người công ty nào khác. Bởi vậy, để tìm hiểu về due diligence, các bạn cũng có thể xem thêm trong bài viết. Tất cả các thông tin hữu ích tiếp tục được cung cấp tất cả ngay phía sau đây. Due diligence khi là gì? Due diligence có nghĩa là vận hành thẩm tra , thường được áp dụng nhằm điều tra về một công ty lớn hay tổ chức, cá nhân trước khi tổ chức ký mọi người bạn dạng hợp đồng nào khác. Thuật ngữ này áp dụng thông dụng đối với cuộc thẩm tra tự nguyện. đặc biệt, nghiệp vụ này rất khẩn cấp cho việc thu mua một công ty, công ty hay gia tài khác. Những tiềm năng của khách hàng sẽ được coi 1 cách khách hàng quan cũng như chi tiết nhất. Từ đó, quý khách sẽ đưa ra đc các ra quyết định cụ thể và đúng mực rộng rất nhiều. Due diligence đồng nghĩa hoạt động thẩm tra, thường được áp dụng để khảo sát về một công ty hoặc tổ chức Due Diligence

[Giới thiệu] Bé sinh năm 2025 mệnh gì? Ất Tỵ 2025 sinh con ngày nào tháng nào tốt nhất?

A. Trẻ sinh năm 2025 phong thủy gì tuổi gì, năm 2025 sinh con tháng làm sao phải chăng nhất? eo hẹp sinh vào năm 2025 phong thủy gì tuổi gì, khiêm tốn trai bé gái sinh trong năm 2025 (Từ ngày 29/01/2025 đến ngày 16/02/2026) mệnh Hỏa – Phú Đăng Hỏa (Ngọn lửa lớn), cầm tinh tuổi con Rắn (Ất Tỵ). Trong năm 2025 sinh con tháng rẻ như tháng 3 vận số rẻ đẹp nhất, tài trí hơn người thân, tháng 6 vận số thấp đẹp về đa số khía cạnh, tính nết thẳng thắn, phải chăng bụng. Năm sinh 2025 (Từ ngày 29/01/2025 đến ngày 16/02/2026) phong thủy gì Hỏa – Phú Đăng Hỏa Cầm tinh tuổi con gì Rắn (Ất Tỵ) mầu sắc hợp màu đỏ, cam, hồng màu kỵ màu xanh da trời, xanh nõn chuối Hợp tuổi Đinh Mùi, Canh Tuất Kỵ tuổi Mậu Thân, Giáp Dần Hợp hướng Đông Bắc Kỵ hướng Bắc phong thủy tuổi Ất Tỵ sinh vào năm 2025 trong tử vi đã có phần lớn ý nghĩa đặc tính. Theo như Netmode tìm hiểu được rằng, nhà bạn ta hay nhờ vào năm sinh, phê duyệt tử vi, ngũ hành tương thông, sẽ giải đáp được nam nữ sinh vào năm 2025 mệnh gì , hợp vớ